Tìm kiếm
Gõ tên sản phẩm bạn cần tìm

7 nguyên nhân chính dẫn đến việc Nokia bán lại Vertu

Vào năm 2012, thông tin hãng điện thoại Nokia bán lại Vertu cho EQT VI, một quỹ đầu tư tới từ Bắc Âu đã làm chao đảo cả thị trường điện thoại. Vertu từ lâu đã cực kỳ nổi tiếng với những chiếc điện thoại tinh xảo và  đắt giá. Chính bởi vậy rất nhiều khách hàng cảm thấy bất ngờ trước thông tin chuyển nhượng này. Hãy cùng lý giải những nguyên nhân Nokia chuyển nhượng Vertu để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Xem thêm

1. Vị thế dần đánh mất

Vốn là gã khổng lồ được khách hàng ưa chuộng bậc nhất trên thị trường, Nokia đã dần đánh mất vị thế của người dẫn đầu. Những sản phẩm từng làm mưa làm gió trên thị trường đã không còn giữ vững được những lợi thế của mình trước những đối thủ cạnh tranh sau này. Những khó khăn như vậy đã đưa đến thách thức cực kỳ to lớn, buộc họ phải thay đổi nếu không muốn đánh mất thị phần của mình.

Nokia bán lại vertu

Tuy nhiên Nokia lại đang đi sai hướng, sai lầm nối tiếp những sai lầm đã dần đẩy Nokia đi xa khỏi thời kỳ hoàng kim của mình và rơi vào bước đường cùng phải bán thương hiệu Vertu.

2. Tình hình tài chính đáng lo ngại

Để giải quyết tình trạng khó khăn của mình, Nokia đã quyết định hợp tác với Microsoft để phát triển điện thoại Windows Phone, sản phẩm mới ít nhiều đã gây được sự chú ý trong thị trường di động. Nhưng chừng này là chưa đủ để vực dậy đế chế Nokia và còn khiến công ty đối mặt với nhiều nguy cơ hơn. Theo nhiều chuyên gia, đầu tư vào nền tảng của Microsoft khiến Nokia có thể cạn kiệt tiền mặt vào cuối năm 2013. Bên cạnh đó, Nokia cũng đang cực kỳ chật vật để giải quyết những khoản nợ lên đến hàng tỷ USD của mình.

Đỉnh điểm khó khăn tài chính đó là vào cuối tháng 4 năm 2012, hãng xếp hạng tín nhiệm tín dụng quốc tế Standard & Poor (S&P) đã hạ một bậc đánh giá của Nokia từ mức “Baa2” xuống “Baa3”. Điều này đồng nghĩa với việc đưa Nokia vào danh sách các công ty không nên đầu tư và dẫn đến sự khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng. Chính vì vậy Nokia đã quyết định bán lại Vertu nhằm cứu vãn tình hình tài chính của công ty.

3. Nội bộ chia rẽ khiến Nokia bán lại Vertu

Có thể lý giải sự thất bại khiến Nokia bán Vertu đến từ tình trạng chia rẽ nội bộ của công ty này. Những nhà thầu phụ thay thế chuyên gia bằng nhân sức có năng lực kém cũng không có sự giãm sát chặt chẽ trong sản xuất. Những điều này ngày càng đưa đến nhiều vấn đề về chất lượng của các sản phẩm. Sự chia rẽ còn thể hiện ở những chính sách không được ủng hộ của ban giám đốc, dẫn tới nhiều nguy cơ hơn cho Nokia.

4. Không nắm bắt thị hiếu thị trường

Một trong những nguyên nhân khiến Nokia thua lỗ và phải bán Vertu đó là hãng này không nắm bắt được thị hiếu của thị trường. Điển hình ở thị trường Mỹ – một trong những thị trường “béo bở” nhất trên thế giới. Vào những năm 2012, xu hướng điện thoại gập trở nên nóng hơn bao giờ hết ở Mỹ và tạo nên một cơn sốt ở người tiêu dùng.

Tuy nhiên Nokia lại “lờ” đi thị trường này bằng cách giữ nguyên những sản phẩm điện thoại thỏi vốn đã rất thành công của mình. Vốn chiếm đến 60% trong tổng sản phẩm bán ra, điện thoại thỏi tiếp tục được Nokia ưu ái. Chính sự không thay đổi này khiến Nokia đánh mất thị phần của mình vào các hãng điện thoại và dần dần xuống dốc.

5. Nền tảng điện thoại kém hấp dẫn

Khi đối mặt với các đối thủ cạnh tranh có hệ điều hành hấp dẫn là Android và IOS, Nokia đã lựa chọn giải pháp lựa chọn phát triển cùng lúc 2 hệ điều hành đó là tiếp tục giữ hệ điều hành Symbian và cho ra mắt hệ điều hành Meego hợp tác cùng Intel. Tuy nhiên kết quả của giải pháp này đã không như Nokia mong đợi.

Lý do Nokia bán vertu

Những chiếc điện thoại vertu điện thoại vertu signature s làm mưa làm gió ngày nào

Hệ điều hành Symbian đã quá già nua còn Meego lại quá “trẻ” để giành được chỗ đứng vững chắc trong thị trường vốn đã có đối thủ cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ. Android và IOS là những nền tảng vô cùng mạnh mẽ, sở hữu số lượng ứng dụng lên tới hàng trăm nghìn. Trong khi IOS hấp dẫn với Apple Store đồng bộ tất cả các tiện ích thì Android lại có ưu thế về tính năng và lựa chọn tùy biến. Tất cả đảm bảo sự thành công vang dội của hai nền tảng hàng đầu này. Chính vì vậy, Meego rất khó có thể cạnh tranh và lôi kéo khách hàng.

6. Công nghệ và trang bị thua kém

Nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chuyển nhượng Vertu chính là nằm ở sự chủ quan không chịu thay đổi của Nokia. Tại thời điểm đó, những chiếc điện thoại thông minh ra đời đã làm xoay chuyển cả thị trường. Smartphone với công nghệ cao và các tính năng vượt trội nhanh chóng làm mưa làm gió và trở thành cơn sốt đúng nghĩa.

Trong khi đó, những sản phẩm của Nokia, trong đó có Vertu lại vẫn giữ công nghệ cũ, không bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng thời bấy giờ. Tuy nhiên đứng trước bài toán đó, Nokia vẫn chậm chạp không thay đổi những sản phẩm để đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt ấy. Cho đến khi cho ra đời Windows Phone, tình trạng khó khăn của Nokia đã không thể cứu vãn và đưa đến nguy cơ nặng nề cho hãng này.

7. Mức giá không phải ai cũng có thể đáp ứng

Vertu luôn nổi tiếng với thiết kế hào nhoáng, tinh xảo cùng giá thành luôn cao ngất ngưởng. Nó không chỉ là một chiếc điện thoại thông thường mà còn thể hiện đẳng cấp khác biệt của người sở hữu. Tuy nhiên với sự phát triển của cuộc sống, càng ngày càng có nhiều sản phẩm ra đời với vẻ ngoài cao cấp và giá thành phải chăng hơn. Dù vẫn được rất nhiều người yêu thích và ước ao nhưng giá thành quá cao khiến cho ít người có thể sở hữu được một chiếc điện thoại Vertu tinh xảo. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến Nokia bán lại Vertu vì doanh số của Vertu không thể bù đắp những tổn thất tài chính nghiêm trọng của công ty.

Những lý giải trên đây đã giúp bạn hiểu rõ vì sao Nokia bán lại Vertu vào năm 2012. Những thay đổi muộn màng của Nokia đã không thể cứu vớt ông lớn điện thoại này khỏi những nguy cơ tài chính. Và việc Nokia bán lại Vertu chính là một điều tất yếu trong tình hình khó khăn như thế.

 

7 nguyên nhân chính dẫn đến việc Nokia bán lại Vertu
5 (100%) 1 vote

chia sẻ bài viết

Bài viết liên quan

Tonino Lamborghini 88 Tauri
Vertu Signature Stainless Steel Silver Sapphire